Dinh dưỡng cho người cao tuổi bị mắc bệnh tiêu hóa

Dinh dưỡng cho người cao tuổi bị mắc bệnh tiêu hóa

Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp phòng ngừa và cải thiện chứng đầy bụng, táo bón, trĩ, viêm loét dạ dày… ở người cao tuổi.

Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Trần Đình Toán – Trung tâm Dinh dưỡng Vinamilk, vấn đề răng miệng ở người lớn tuổi có liên quan trực tiếp đến các bệnh lý tiêu hóa. Nhiều người cao tuổi khi răng yếu hoặc rụng thường đổi sang cơm nát, cháo, súp hay chan canh vào cơm cho dễ nuốt… Trong trường hợp này, thức ăn không được nghiền nát bởi răng và nhào trộn rất ít với nước bọt trước khi đổ thẳng vào dạ dày, gây hiện tượng khó tiêu, ậm ạch do thức ăn tồn đọng trong dạ dày lâu hơn. Để khắc phục, người lớn tuổi nên ăn chậm và nhai kỹ, vừa tránh nghẹn, sặc thức ăn, vừa giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.

Ở người lớn tuổi, hệ tiêu hóa thường gặp nhiều vấn đề do chức năng co bóp, tiết dịch, hấp thu suy giảm. Tuổi già ít vận động, làm phân tồn trữ lâu ở trực tràng, lâu ngày dẫn đến táo bón. Bên cạnh đó, thói quen lười uống nước và ăn ít xơ cũng là nguyên nhân gây nên chứng bệnh này. Táo bón gây bất tiện trong đời sống, sinh hoạt, dẫn đến chán ăn. Táo bón lâu ngày còn làm phồng các tĩnh mạch vùng hậu môn, gây trĩ.

Để tránh táo bón, người cao tuổi cần uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày, kết hợp vận động nhẹ nhàng như đi bộ, xoa bóp vùng bụng… Bên cạnh đó, cần bổ sung rau xanh và trái cây trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt là các thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, canh rau đay, mồng tơi, bông cải xanh… tốt cho hệ tiêu hóa.

Chế độ ăn uống, tập luyện này cũng giúp cô Hoàng Thị Kim Miên (65 tuổi, Bình Thạnh, TP HCM) giảm bệnh táo bón mắc gần 30 năm nay. Căn bệnh làm cô sinh hoạt bất tiện, không tha thiết với chuyện ăn uống, thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Theo lời khuyên bác sĩ, cô Miên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, trái cây, vận động nhẹ nhàng. Ngoài ra, còn bổ sung mỗi ngày 2 ly sữa Sure Prevent giàu chất xơ hòa tan tốt cho hệ tiêu hóa, và chiết xuất tự nhiên từ mầm bông cải xanh hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể. Đến nay, bệnh táo bón của cô thuyên giảm đáng kể, sức khỏe cũng được cải thiện nhiều.

Viêm loét dạ dày cũng là bệnh mạn tính dễ gặp, dễ tái phát ở người lớn tuổi. Các vết viêm, loét trên bề mặt niêm mạc dạ dày khiến cơ thể chịu nhiều đau đớn. Người bệnh cần đến thăm khám tại các bệnh viện, cơ sở y tế để được bác sĩ hướng dẫn điều trị.

Về chế độ dinh dưỡng, người viêm loét dạ dày nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tránh để bụng trống làm tăng tiết dịch vị, gây đau, xót. Đặc biệt, kiêng ăn các loại thức ăn quá nóng, lạnh, chất kích thích, nhiều acid, nấm…

Tuân thủ chế độ dinh dưỡng này, cô Nguyễn Thị Côi (65 tuổi, Bình Tân, TP HCM) ăn mỗi bữa lượng ít, nhưng tăng số lượng thành 5 bữa mỗi ngày. 2 bữa phụ vào tầm 9-10h và 19-20h, thường bổ sung thêm sữa Sure Prevent vừa nhanh gọn, tiện lợi lại đầy đủ dinh dưỡng. Nhờ vậy, các cơn đau dạ dày hiếm khi xuất hiện trở lại.

An San

http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/dinh-duong/bi-quyet-song-vui-song-khoe/dinh-duong-cho-nguoi-cao-tuoi-mac-benh-tieu-hoa-3486864.html

>>xem thêm : nước khoáng vĩnh hảo quận 7 / nước khoáng lavie quận 7